Mục lục:
Với những những ai yêu âm thanh chắc chắn không còn xa lạ với định nghĩa crossover âm thanh là gì? Nhưng đối với mội số người mới chơi âm thanh vẫn chưa biết crossover âm thanh là gì? Nó được phân ra làm mấy loại? Sau đây hãy cùng Trần Trung tìm hiểu chi tiết về dòng sản phẩm này để biết thêm về một thành phần khá quan trọng trong bộ dàn âm thanh hiện nay nhé!
Khái niệm về Crossover âm thanh là gì?
Trong một hệ thống âm thanh nhà hàng, tiệc cưới, karaoke, hội trường sân khấu,… thì việc yêu cầu phải có đủ những dải tần số từ thấp đến cao tức là trong khoảng từ 40Hz đến 20kHz là điều bắt buộc! Dải tần này được gọi là phổ âm thanh của cả bộ dàn!

Tuy nhiên, việc loa full có hay đến mấy cũng khó có thể xuống được dải tần thấp! Bởi vậy để khắc phục sự thiếu sót này cũng như mang đến một bộ dàn hội trường sân khấu chuyên nghiệp đúng nghĩa thì việc sử dụng kết hợp nhiều loa, cụm loa để chúng có thể đánh được hết tất cả các dải âm là điều hoàn toàn hợp lý! Với sự can thiệp của crossover nên việc sử dụng mỗi loa chuyên cho 1 dải tần khác nhau sẽ giúp âm thanh được chi tiết và hay hơn rất nhiều.
Như đã trình bày ở trên, crossover âm thanh ra đời để giúp cho việc phân chia tín hiệu âm thanh theo từng dải tần số cao thấp khác nhau thành các băng tần khác nhau với độ tối ưu nhất, dễ dàng phù hợp cho các thiết bị riêng.
Loại thiết bị này thường được đặt sau khi xử lý xong tín hiệu! Tức là sau khi Mixer xử lý xong âm thanh thì crossover âm thanh được đặt vào giữa quá trình này và sau đó chuyển tín hiệu đến cục đẩy hay Amply để khuếch đại! Crossover được ứng dụng cho cả thiết bị analog và digital!
Ngoài ra với crossover âm thanh bạn còn có thể thấy được khả năng xử lý từng nhóm thông tin, với những băng tần riêng biệt trước khi đưa ra thiết bị khuếch đại. Như vậy thì cùng một lúc có thể tăng cường âm của một hay một dải tần nào đó!
Crossover âm thanh sẽ gửi những băng tần tín hiệu đến loa đầu ra vậy nên nếu bạn gửi nhầm tần số thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến loa karaoke. Bởi lẽ khi đó loa vẫn sẽ phát ra âm thanh nhưng không đúng theo chức năng của nó nên tình trạng cháy loa hay hỏng lao là có thể xảy ra!
Crossover âm thanh được ứng dụng rộng rãi trong các dàn âm thanh bình dân và chuyên nghiệp hiện nay với thiết kế đa dạng cũng như tính năng đặc biệt khác nhau của mỗi sản phẩm! Cũng bởi vậy nên bạn sẽ dễ dàng thấy một mẫu crossover nhỏ gọn dạng 2 đường trở lên kể cả trong dàn âm thanh nhỏ như karaoke gia đình!
Tham khảo: Các dải tần số trong âm thanh
Phân loại crossover âm thanh
Hiện nay trên thị trường crossover âm thanh được phân chia thành 2 loại chính là: crossover Passsive và Crossover Active.
Crossover Passive: đây là dòng thiết bị mà khi sử dụng nó bạn sẽ không cần đến một nguồn điện trợ lực mà thường nguồn có sẵn trực tiếp trong loa! Chính bởi vậy nên nó có ưu điểm cài đặt cực kỳ nhanh gọn, không cần căn chỉnh gì nhiều vì nó đã được thiết kế dễ dàng phù hợp với loa nhất!
Crossover Active: Với dòng crossover này bạn sẽ cần có bộ nguồn điện cấp thêm từ bên ngoài! Cũng bởi vậy nên có có được tính linh hoạt cao, cũng như cho phép căn chỉnh tần số và nén sao cho hợp lý nhất,… tuy nhiên nó sẽ cồng kềnh và cần sự chuyên nghiệp hơn so với loại crossover Passive ở trên!
Crossover thường được đặt sau bước xử lý tín hiệu âm thanh, tức là sau mixer và trước các thiết bị khuếch đại âm thanh như cục đẩy công suất, amply. Crossover được ứng dụng cho cả 2 loại thiết bị digital và analog.
Ngoài ra Crossover còn được tích hợp thêm một số tính năng xử lý tín hiệu bổ xung như: limiting, EQ, delay,…
Chức năng của Crossover
Input: Nhận tín hiệu từ Mixer hay EQ chuyển đến
Low unbal: chức năng này dùng để xuất tín hiệu tần số thấp cấp cho loa sub(loa siêu trầm) ra amply dùng dây tín hiệu unbalance(dây chỉ có 2 ruột)
Low bal: dùng để xuất tín hiệu tần số thấp cấp cho loa sub ra amlpy dùng dây tín hiệu balance(dây có 3 ruột)
High unbal: dùng để xuất tín hiệu tần số trung và cao, cấp cho loa full ra amply dùng dây tín hiệu unbalance(dây 2 ruột)
High bal: dùng để xuất tín hiệu tần số trung và cao, cấp cho loa full ra amply dùng dây tín hiệu balance (dây có 3 ruột).
Gain: dùng để chỉnh âm lượng đầu vào của tín hiệu từ bàn mixer hay EQ
Low: dùng để chỉnh âm lượng của tín hiệu ra amply cho loa sub.
High: được dùng chỉnh âm lượng của tín hiệu ra amply cho loa full
Low/High: chỉnh điểm chia giữa tần số cao (ra loa full) và tần số thấp (ra loa sub). Tùy từng loại nhạc bạn chơi, cũng như chất lượng âm thanh của thiết bị, điểm chia này có thể từ 80Hz – 250Hz.
Hy vọng sau bài chia sẻ của Trần Trung đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Crossover, các loại crossover, cũng như những chức năng của crossover. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ cố gắng giải đám một cách sớm nhất.